Tại sao đến tháng lại đau bụng? Bài viết giải thích nguyên nhân phổ biến khiến phụ nữ đau bụng kinh và hướng dẫn cách giảm đau an toàn, dễ áp dụng tại nhà.

Tại sao đến tháng lại đau bụng? Nguyên nhân từ bên trong cơ thể
1. Do tử cung co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài
Đây là nguyên nhân chính và phổ biến nhất khi các nàng hay tự hỏi tại sao đến tháng lại đau bụng. Trong những ngày “rụng dâu”, tử cung co bóp để đẩy lớp niêm mạc bong tróc ra ngoài. Quá trình này được điều khiển bởi hormone prostaglandin và chính những cơn co thắt này gây ra đau bụng cho các nàng đó.
2. Nồng độ prostaglandin cao hơn bình thường
Prostaglandin là một hormone có vai trò điều hòa co bóp tử cung. Khi nồng độ hormone này trong cơ thể các nàng càng cao, tử cung sẽ co thắt mạnh hơn, làm các cô gái đau nhiều hơn. Đây là lý do vì sao một số nàng thắc mắc tại sao đến tháng lại đau bụng dữ dội, trong khi người khác chỉ đau nhẹ hoặc không đau, nên hãy tìm hiểu prostaglandin để điều hòa lại cơ thể nha!
3. Rối loạn nội tiết tố
Estrogen và progesterone là hai hormone ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của các nàng. Khi mất cân bằng nội tiết, các cơn co bóp tử cung có thể diễn ra bất thường, gây ra đau dữ dội. Đây cũng là 1 trong những vấn đề mà rất nhiều nàng gặp phải và tự đặt ra câu hỏi thắc mắc tại sao đến tháng lại đau bụng mà không rõ nguyên nhân.
4. Cơ địa yếu hoặc căng thẳng kéo dài
Người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu hoặc thường xuyên căng thẳng cũng dễ bị đau bụng kinh lắm đó nha. Stress làm tăng cảm giác đau và khiến bạn mệt mỏi hơn. Vì thế, nếu các nàng tự hỏi tại sao đến tháng lại đau bụng như thế hãy xem lại tình trạng sức khỏe và tinh thần của bản thân mình nhé.
5. Bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn
Đôi khi, đau bụng kinh không chỉ là sinh lý bình thường mà là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc viêm nhiễm vùng chậu. Chính vì thế, nếu nàng thường xuyên đau bụng dữ dội và kéo dài, hãy đi khám để biết rõ tại sao đến tháng lại đau bụng bất thường như vậy và không được chủ quan nhé nàng
Khi nào đau bụng kinh là bình thường và khi nào là dấu hiệu cần lưu ý?
Không phải cứ đau bụng kinh là nguy hiểm đâu nha, để hiểu rõ hơn tại sao đến tháng lại đau bụng, nàng cần biết khi nào cơn đau là bình thường và khi nào là cảnh báo:
Đau bụng kinh bình thường:
-
Chỉ đau 1–2 ngày đầu chu kỳ
-
Cơn đau âm ỉ, không quá quặn thắt
-
Không kèm triệu chứng khác như sốt, nôn mửa,…
Dấu hiệu bất thường:
-
Cơn đau kéo dài suốt kỳ kinh
-
Đau dữ dội mặc dù đã dùng thuốc hoặc nghỉ ngơi
-
Máu kinh ra nhiều, có mùi lạ
-
Có triệu chứng toàn thân như sốt, chóng mặt, ngất
Đặc biệt nếu nàng đang rơi vào dấu hiệu thứ hai, đừng chần chừ tìm gặp bác sĩ ngay để biết chính xác tại sao đến tháng lại đau bụng bất thường như vậy nhé
Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến cơn đau bụng kinh
1. Tại sao tuổi tác càng lớn thì đến tháng lại càng đau bụng dữ dội hơn?
→ Vì nội tiết tố thay đổi theo thời gian, các bệnh lý tiềm ẩn cũng có thể xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nên các nàng hãy để ý từ khi độ tuổi dậy thì nhé!
2. Tại sao đến tháng lại đau bụng khi ăn đồ lạnh?
→ Thức uống lạnh làm máu lưu thông kém, khiến tử cung co thắt mạnh hơn gây đau, nên những ngày “nhạy cảm” như thế, các nàng hạn chế ăn, uống đồ lạnh để cơ thể được dễ chịu hơn
3. Tại sao đến tháng lại đau bụng dù mình đã sinh con?
→ Sau sinh, nội tiết có thể chưa ổn định, các tổn thương tử cung cũng là nguyên nhân gây đau. Nên cũng đừng lo lắng quá nhé!
4. Tại sao đến tháng lại đau bụng không đều đặn tháng đau có tháng lại không đau?
→ Do thay đổi hormone, chế độ ăn uống, vận động hoặc yếu tố tâm lý tác động khác nhau mỗi tháng của các nàng đó nha, nên các nàng hãy ăn uống ngủ nghỉ đúng giừ và bảo vệ bản thân thật tốt.
Làm gì khi đau bụng “dâu” và cách giảm đau bụng “dâu” hiệu quả ngay tại nhà
Hiểu rõ tại sao đến tháng lại đau bụng rồi thì nàng có thể dễ dàng áp dụng những mẹo nhỏ sau đây để làm dịu cơn đau mà không cần lạm dụng thuốc, tránh hại sức khỏe nha:
Những việc nên làm:
-
Chườm ấm bụng dưới
-
Massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ
-
Nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ sớm
-
Tập yoga nhẹ nhàng hoặc thiền
-
Uống trà gừng, nước ấm, hạn chế nước đá
-
Ăn các thực phẩm giàu sắt, magie như chuối, rau xanh, hạt hạnh nhân
Những việc nên tránh:
-
Ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ
-
Vận động mạnh trong ngày đầu kinh
-
Ngồi lâu một tư thế
-
Tự ý dùng thuốc giảm đau quá liều
Một sản phẩm cần thiết mà các nàng nên có trong những kỳ đau bụng “dâu”
Một trong những phương pháp giảm đau hiệu quả, đơn giản và cực kỳ lành tính, các nàng có thể áp dụng tại nhà mình và cảm nhận rõ ràng đuoẹc hiểu quả luôn, đó chính là làm nóng bụng bằng túi chườm. Và recomment cho các nàng 1 sản phẩm túi chườm cực “xịn” nhà PijiHouse

Đầu tiên là vì sao nàng nên chọn túi chườm PijiHouse?
-
Giữ nhiệt lâu: Làm ấm sâu, xoa dịu cơn đau nhanh. Do túi chườm của PijiHouse được làm bởi bông giữ nhiệt và bên trong là cao su non giúp đựng và giữ nhiệt rất tốt
-
Thiết kế xinh xắn: Có 2 màu hồng đậm và hồng nhạt. Được cấu tạo bằng 2 lớp, có nắp, an toàn tiện lợi cho các nàng
-
Chất liệu an toàn: Không gây phỏng, dễ vệ sinh vì lớp bông bên ngoài có thể tháo rời
-
Tiện lợi: Sử dụng mọi lúc kể cả khi học, làm việc, nghỉ ngơi luôn nha
Cách dùng túi chườm PijiHouse:

-
Đổ nước nóng (80-90°C) vào túi cao su, sau đó bọc lại lớp vải bông bên ngoài
-
Vặn chặt nắp, kiểm tra không rò rỉ thì bắt đầu sử dụng
-
Đặt lên vùng bụng dưới trong 15–30 phút, hoặc chườm đến bao giờ dễ chịu hơn thì bỏ ra
-
Dùng 2–3 lần/ngày trong 1–2 ngày đầu kỳ kinh. Sau khi dùng, đổ nước và treo khô tự nhiên.
Bạn có thể dễ dàng mua túi chườm PijiHouse tại:
Shopee | Website | Fanpage | Tik Tok Shop của PijiHouse nhé!!!
Đau bụng kinh không còn là điều phải đáng sợ. Khi mà các nàng đã hiểu được tại sao đến tháng lại đau bụng, nàng sẽ biết cách chăm sóc cơ thể và cảm xúc của mình tốt hơn. Hãy yêu thương chính mình bằng và bắt đầu từ việc đơn giản nhất là sở hữu và biết cách sử dụng túi chườm nhà PijiHouse nhé!